Sunyata Meditation Sangha Stuttgart


Forum-VN-TuHoc-ThongTriet

Thầy Thông Triệt tại Paris, 2007

  • phần 1 - 60'
  • phần 2 - 61'
  • phần 3 - 67'


16.7.21: những lời chia sẻ trong nhóm Viber
 
Câu hỏi của Nhuan ( Viber ngày 16.7.21):
Chị Minh Tuyền ơi! Chị có bài nào nói về Thiền tánh không: tại sao có tên Tánh không, chủ trương và đường lối của thiền Tánh không cũng như chỉ yếu của thiền Tánh không?
Những người muốn học thiền thường hay hỏi những câu này.
Nếu không có sẵn thì xin chị soạn một bài cho lớp một được không, thưa chị? Vì mình học Thiền mà khi người ta hỏi thì không biết trả lời sao!!

MT:
Theo thiển ý của Mt, câu này nên hỏi Ni Sư Triệt Như chắc sẽ tốt nhất.

 

Nhưng xin lấy bài này của Thầy:
Khoá An Cư 2019 tại Thiền viện Chân-Như, Navasota Texas

Điểm trọng yếu của Thiền Tánh Không :
Lấy Pháp tịnh chỉ Ngôn hành dùng làm cơ sở để đạt được cái Biết Không Lời. Cái Biết Không Lời đó chính là nền tảng của Định Huệ đồng thời. Ngày nay muốn dụng công để đạt được cái Biết Không Lời đó thì chúng ta khởi sự dẹp cho được cái Biết Có Lời. Muốn dẹp được cái Biết Có Lời thì chúng ta phải dụng công miên mật mới hi vọng dẹp được. Còn khi không dẹp được thì trong đầu chúng ta cứ khởi lên liên tục những ý niệm lăng xăng : phải trái gì cũng nói. Do đó Phật gọi trạng thái đó là Vô Minh. Như vậy người tu muốn diệt hết Vô Minh thì mình phải làm sao đạt được cái Minh. Cái Minh đó chính là niệm Biết. Niệm Biết này là nền tảng cho muôn Pháp lành. Người tu trong mọi thời đại đều phải đạt cho được Pháp lành đó và hằng sống với nó trong 4 oai nghi. Thế mới xứng đáng là đệ tử của Phật. Ở đây chúng ta chỉ cần học một Pháp, đó là niệm Biết. Muốn đạt được niệm Biết đó Quí vị phải dụng công như thế nào ?


Cô Nhất Như
Bài đọc thêm thì rất nhiều , quí vị đọc đến đâu phải ứng dụng vào đời sống, chứ đừng đọc rồi bỏ qua . Tất cả những bài này đều là kinh nghiệm sống tâm linh của Thầy , quí vị muốn đi theo con đường đó, quí vị phải dụng công để khai mở trí tuệ tâm linh của quí vị là điều cần thiết đó nha.



Năm 2009

Khi xưa, trong những lần họp đạo tràng tại Đức, buổi chiều anh Quang Chiếu, lúc đó là đạo tràng trưởng tại Stuttgart đã có sáng kiến là gọi qua Thầy bên tổ đình để thầy trò nói chuyện với nhau. Thường thì Thầy hỏi thăm và sách tấn học trò. Lâu lâu học trò hỏi Thầy nếu có thắc mắc, và Thầy trả lời. Cũng nhờ công anh Quang Nguyên đã thâu được những buổi nói chuyện "online" lịch sử này.
Khoảng năm 2009, thời gian đó mobile chưa thịnh hành, và nơi họp đạo tràng tại Stuttgart có điện thoại bàn nhưng không thể gọi từ đó qua Mỹ được. Để gọi điện thoại quốc tế thì phải mua những thẻ sạc điện thoại, và xài số đã ghi trên thẻ này để gọi qua Thầy.


10.04.2021

Bằng hai từ “không nói” đi thẳng vào định

(xin mời các anh chị nghe chị Kiều Trinh đọc bài này - Audio)

Bây giờ Thầy sẽ trình bày tại sao dùng hai từ không nói để đi thẳng vào định. 

Đó là qua lần ngộ đạo đầu tiên, Thầy nhận ra rằng định chính là pháp tu của Đức Phật. Trải qua hơn 7 năm dụng công, Thầy mò mẫm, mà không đạt được mục tiêu của tu định. Rồi đến một hôm, Thầy nhận ra định là trạng thái biết không lời. Còn trước đó thì Thầy cứ dùng lời để đi tìm nghĩa lý của định, thì mãi mãi làm sao tìm thấy được. Thế rồi qua một lần bế tắc cùng tột, Thầy viết một tràng phủ định. Đến chữ không cuối cùng, Thầy quẹt mạnh cây bút bi. Thầy đưa cánh tay lên cao, và nhìn theo cánh tay của mình. Ngay trong lúc đó, trong não thầy kiến giải ra rằng “định thật sự là trạng thái không có gì để nói. Ông đã sai lầm rồi, vì ông cứ đi tìm nghĩa lý để gắng lên từ ngữ định thì mãi mãi Ông vẫn chơi trò chơi cút bắt, vì định có gì đâu mà Ông phải tìm, nó chỉ là trạng thái biết không lời.” Sau khi kiến giải ra được từ ngữ định là gì, Thầy liền phá lên cười...

Từ đó thầy biết rằng, muốn tu định thì phải dùng hai từ không nói. Dùng hai từ không nói đó cho đến khi nào nó đã thật sự in sâu trong não bộ của chúng ta, lúc bấy giờ chúng ta mới thực sự thành công trong việc tu định. Cho nên về sau này, khi đi dạy thiền, thầy đều dùng hai từ không nói để hướng dẫn người chuyên tu về định, để họ biết cách dụng công qua hai từ không nói. Và Thầy cũng đã thiết lập nên bản đồ nhận thức, để khi mình dụng công, đến chỗ mình bị bế tắc, thì mình có thể lật ra, ở đó có sự chỉ dẫn giúp mình vượt qua bế tắc, đến mục tiêu cuối cùng.

 

Meister Thích Thông Triệt




Bài đọc thêm số 2: Làm chủ sự suy nghĩ

(xin mời các anh chị nghe chị Kiều Trinh đọc bài này - Audio)


Bài 2: Cách thực tập định có tầm không tứ


Bài 6: Tác dụng của định không tầm không tứ


Bài 9: Định là gì?

(xin mời các anh chị nghe chị Kiều Trinh đọc bài này - Audio)



tháng 6 năm 2013

Khóa Chuyên Tu Thiền Định tại Phật Đạo - Đức Quốc (11 - 14.06.2013)


Đây là bài được viết vào năm 2013, sau năm 2012 là năm Thầy đã bỏ thời gian nhập thất để "khám phá vùng Precuneus", như lời Thầy nói.


Bài này ghi lại lời Thầy giảng trong khóa chuyên tu Thiền Định vào tháng 6.2013 tại Đức. Khóa học năm 2013 này với chủ đề "kỹ thuật và tác dụng của an trú trong Tâm Tathà", đối với kẻ viết bài này đánh dấu một sự thay đổi lớn.


Trong khóa học này cô Nhất Như, lúc đó là chị Thuần Tuệ, đã được Thầy nhờ đánh chuông. Và có thể nói, bắt đầu từ thời điểm này một duyên lành đã được xây dựng, làm tiền đề cho sự tổ chức các khóa chuyên tu thiền định pháp Không Nói về sau này tại Đức do cô Nhất Như hướng dẫn.


Share by: