Sunyata Meditation Sangha Stuttgart


Forum-VN-TuHoc-QuangTri

Thư từ Houston, đầu năm 2020

 

 

"từ từ, tà tà tiến tới tâm Tatha"

 

các anh chị và các bạn thân mến,

 

một năm trôi qua. Có thể nhìn lại những điều đã đi qua và những điều mình có thể đổi thay. Năm 2019 cũng có những biến động trong cuộc sống trong cuộc sống của chúng ta.

 

Suy nghĩ của con người thường bị áp đặt dẫn dất bởi những ảnh hưởng từ truyền thống, tập tục, văn hóa, tôn giáo, truyền thông (Medien). Con người trong một số hoàn cảnh đã bị áp đặt đón nhận vào những học thuyết, thậm chí bị dọa dẫm, bó buộc phải ý thức, xử sự theo một khuôn mẫu được đưa ra. Không hẳn ai cũng nhìn thấy như vậy. Vượt qua khỏi những kiết sử những vòng cương tỏa như vậy hầu như là một điều bất khả thi. Con người có thể ngày qua ngày buông xuôi theo những lôi kéo của dòng đời mà không nhất thiết đặt một câu hỏi gì về điều đó. Hơn vào đó con người cũng có thể đón nhận một đức tin để tìm thấy một tình yêu và bình an hay những điều mà không khả dĩ tìm được trong kiếp sống nhân sinh.

 

Trong bối cảnh đó đạo Phật có thể giúp cho chúng ta những phương tiện để giải quyết từ khả năng của chính mình. Cách giải đáp là do mỗi người phải đi tìm lấy. Đức Phật nhắn nhủ: "Các ngươi hãy tự là ngọn đèn cho chính mình".

 

‘‘Cittena nīyati loko" là một câu trích dẫn trong Tương ưng bộ Kinh (Samyutta-Nikaya) tạm dịch với nghĩa " thế giới được dẫn dắt bởi tâm" (cittena là Sử dụng cách (Instrumental) của Citta (Tâm); nīyati là thể bị động (Passiv) của neti (dẫn dắt); loko: thế giới ).

 

 

Thiền là phương pháp thực tập tu tâm, là con đường dẫn đến Tâm Như (Tâm Tatha). Trong Trung bộ Kinh, Tâm Như được diễn tả như sau: " Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, ..."

 

Trong chuyến hành hương Ấn Độ năm 2006 Thầy Thông Triệt có nói " từ từ, tà tà tiến tới tâm Tatha". Ý Thầy muốn nhắc mình nên hành Thiền một cách thong thả thoải mái từng bước một, không gò bó, không tập trung, không cố gắng mong cầu. Thầy nói thực tập kiếp này không xong thì kiếp tới ta làm tiếp.

 

Chân Như (Tathata), cái Chân thật như vậy, như thế đó, như là cái thực tế khách quan, tinh túy có trong mọi hiện tượng, mọi vật, là cái ngoài lời. Chỉ đi qua con đường thức tập cái biết không lời mới có thể nhận ra.

 

Tâm đời được ví như hồ nước đục, còn Tâm Như như hồ nước trong mà mọi vậ̣t đều thị hiện và phản chiếu lại như qua một tấm gương trong suốt.

Khi tâm chủ quan, dính mắc thi cái biết, cái thấy định kiến, méo mó. Khi tâm khách quan, trong sạch thì vật sao biết, thấy như vậy. Hiển nhiên là đối với những người mới thực hành Thiền như chúng ta thì sự thể nhập Tâm Như còn nhiều tu tập, nhưng khi thông qua hành Thiền, Tâm trở nên trong sáng và tĩnh lặng hơn thì đây là một điều có thể cảm nhận được.

 

Năm 2020 kỷ niệm và đánh dấu 25 năm thành lập Thiền Tánh Không. Qua một tiến trình như vậy đây cũng là dịp nhìn lại những điểm căn bản và đặc thù của Thiền Tánh Không.

 

Thầy Thông Triệt xác định: "Nền tảng của Định là cái Biết không lời". Cái Biết không lời coi như là tiền đề cơ bản để từ đó mới có thể đi vào những tầng định sâu hơn.

 

Trước khi viết bài này thì đã có một bản tiếng Đức gửi trước Giáng sinh. Bây giờ chuyển qua bài viết tiếng Việt. Khi viết tới đây thì được bất ngờ hay tin Thầy Thiền chủ vừa ra đi

 

 

Trong thuyền thống văn hóa chúng ta được thừa hưởng tinh thần "tôn sư, trọng đạo". Riêng người viết bài này trong cuộc sống thấy Thầy mình là một vị Thầy lớn nhất mà mình đã gặp trong cuộc sống.Thầy đã chỉ cho mình Pháp, con đường thực tập, niềm cảm hứng và một niềm tin. Thầy tin tưởng vào khoa học và không ngần ngại dùng khoa học để minh chứng cho tâm linh. Đức Đạt lai lạt ma cũng có tư tưởng như vậy khi ngài nói nếu khoa học chỉ cho Phật giáo thấy chố̃ sai của mình thì Phật giáo sẽ sửa. Qua Thiền Thầy đã có những trải nghiệm tâm linh, nhận thấy sự ngừng làm vịêc của vùng tiền trán và hoạt đông của vùng thùy đỉnh, Thầy muốn dùng khoa học để minh chứng cho Thiền. Dẫu gi đi chăng nữa thì cũng nhờ những thí nghiệm nghiên cứu mà khoa học và tâm linh đến gần với nhau hơn.Tâm linh và khoa học đều lấy sự thật làm nền tảng, đây là điều có thể đưa cả hai đến gần với nhau đóng góp cho con người có hiểu biết hơn về mình và thế giới chung quanh cũng như vơi đi khổ đau.

 

Món quà của Thầy.

 

Thầy đã ra đi, người viết luyến tiếc từ nay không còn được gặp Thầy, sẽ không đựơc nghe những lời dạy bảo, từ huấn của Thầy. Nhưng lời thầy dậy "con nên thực tập chú ý trỗng rỗng" hay "sao con không nói gì về Không nói" vẫn còn quanh đây. Món quà lớn nhất Thầy đã trao truyền là cái biết Không lời cũng như phương pháp "Không nói" để chấm dứt quán tính nói thầm, sự lầm bầm trong não bộ và cũng là con đường thực tập để đi đến Tâm như.

Thầy bỏ nhiều nhiệt tâm công sức hướng dẫn cho những học trò, những người cư sĩ và xây dựng một đội ngũ giáo thọ.

 

Còn một món quà vô giá nữa mà Thầy đã tặng cho chúng con là có mộ̀t đạo tràng. Những người xa lạ đến với nhau như ruột thịt, anh em. Còn gia đình, họ hàng thì từ nay lại có thêm một nối kết huyết thống tâm linh.

 

Thấy Pháp "Không nói" là thấy Thầy, thấy Thầy là thấy Pháp "Không nói".

 

Đức Phật có nói với Annada là sau khi ngài mất đi thì hãy lấy Pháp và Giới luật làm Thầy. Ngài cũng nói ai thấy Pháp thì thấy Như lai (hay Tathagata là người đã đến Tatha hay đã đến như thế), ai thấy Như lai thì thấy Pháp.

Thầy đã sáng tạo ra Pháp "Không nói" như là chìa khóa, phương tiện dụng công để thực hiện chủ đề Chân như. Nay Thầy không còn nữa nhưng Pháp "Không nói" của Thầy trao truyền vẫn còn đó. Những học trò của Thầy sẽ vẫn nhớ đến Thầy như là một vị Tổ đã khai sáng ra Pháp "Không nói" để thực hành Chân như định.


 "Khi đi ta bíết từng bước chân đi, khi làm ta biết vỉệc ta đang làm."

 

Lời bài hát của chị Tâm Như và anh Không Gíác. Chủ trương của Thầy đem Thiền vào đời sống con người. Cũng nhờ thực tập mà có thể có những bước chân rất an lạc.

 

"Một áo cà sa, một chiến bào"

 

Đó là câu thơ đề trên bức hình chụp tặng có lẽ cũng của anh Vũ Hối, chụp Thủ tướng Trần Thiện Khiêm vị lãnh tụ và sĩ quan cao cấp nhất của miền Nam còn lại khi đến thăm Thầy ở tổ đình Riverside. Phân nửa cuộc đời còn lại Thầy dành trọn cho đạo pháp và phụng sự trong đó kể cả 14 năm lao tù ở trong biệt giam và cải tạo mà Thầy gọi là nhập thất bất đắc dĩ và Thầy đã sáng đạo.

 

"Ta đã hết rồi chuyện thế gian


Tâm ta thanh thản như mây ngàn


Đâu còn chi nữa mà đem nói


Ý bặt, lời không, óc rỗng rang…."


 Chúng con trong đạo tràng Thiền Tánh Không Stuttgart nguyện sẽ đi tiếp con đường của Thầy phục vụ chánh pháp và chúng sanh. Với niềm tin tưởng vào chánh pháp, Pháp đúng thì kết qủa đúng và các pháp có sự vận hành của chính nó.


Cầu chúc tất cả các mọi người một năm 2020 và một thập niên kỷ tinh tấn, nhiều thành quả và an lạc

 


thân mến,


Quang Trí (Phú)

Share by: