Sunyata Meditation Sangha Stuttgart


Forum-VN-Tho-NhuTue

kỹ thuật ngồi thiền rất quan trọng vì khi chúng ta đã nắm vững đã thuần thục kỹ thuật thì sự xây dựng "cái biết" hay " niệm biết" mới dễ dàng rõ ràng và vững chắc. Cảm nhận được sự quan trọng của "kỹ thuật ngồi thiền" nên bài thơ này đã được ra đời.


tháng 6.2020

1- Ai cũng bảo thiền khó

Toàn thân người đau nhức

Suy nghĩ chạy lăng xăng 

Làm sao mà tĩnh lặng ?

 

Chuông vang lên trong lớp 

Là sắp đến giờ thiền 

Mọi vui buồn nhân thế

Xin buông bỏ ngoài tai 

 

Thân tâm đều thư giãn 

Buông hết niệm trong đầu 

Chỉ còn một niệm biết 

Cô bảo gì, làm theo..,

 

Ngồi theo tư thế Phật

Lưng cổ phải thẳng ngay

Tay phải trên tay trái

Hai trái tai ngang vai

 

Mắt nhắm - dể buồn ngủ 

Mở to- tâm giao động

Mắt chỉ nên mở hé

Để biết việc mình làm.

6- Khi nghe chuông cô đánh

Không lời nói trong đầu

Chỉ có âm thanh ấy

Vang dội trong không trung 

 

Mỗi khi cô nhắc nhở 

Gợi hai từ KHÔNG NÓI 

Thì nói nhừa nhựa thôi

Ngay trong cổ họng mình 

 

Có lúc chỉ nói thầm

Không cần vang thành tiếng

Chạm răng là chữ KHÔNG

Hé răng là chữ NÓI

 

Kỹ thuật khi thực hành:

Nói, nghe hay đi đứng 

Cái biết phải tồn tại 

Thật rõ ràng, vững chắc 

 

Ai bảo ngồi thiền khó ?

Có cô ở cạnh bên

Nhắc nhở sáng, chiều, tối

Vướng mắc nào chẳng qua !

Xin tặng bài thơ này cho tất cả những ai đang tập pháp Không Nói như một "bài vỡ lòng". Không phân biệt tuổi tác pháp Không Nói khi miên mật, thanh thản thực hành thì ai cũng sẽ thành công.


tháng 6.2020

Bài vỡ lòng


1- Màu sương điểm trên tóc

Qua rồi tuổi sáu mươi 

Tôi vẫn còn phải học

Bài vở lòng của Tâm

 

2- Hồi chuông vang thanh thót 

Đánh thức Tâm vô minh 

Nghe chuông trong thư giãn 

Buông hết niệm trong đầu 

 

3- Tôi nghe trong cái biết 

Tôi biết mình đang nghe

Không thêm cũng chẳng bớt 

Chỉ biết thế mà thôi !


4- Chân bước đi từng bước 

Không trụ vào nơi nào

Lắng nghe cô hướng dẫn 

Tôi chỉ biết làm theo

5- Tôi nói từ KHÔNG NÓI

Bằng giọng hơi nhừa nhựa

Ở ngay trong cổ họng

Tôi biết mình đang nói !

 

6- Chạm răng vào thật khẽ 

Nhẹ nhàng nói chữ KHÔNG 

Hé răng ra một ít 

Tôi thầm thì chữ NÓI



7- Thì thầm không thành tiếng

Nhưng tôi vẫn đang biết

Trong đầu vẫn đang có

Một niệm biết có lời !

8- Nói xong từ KHÔNG NÓI

Thì buông nhẹ từ từ 

Còn lại ở trong đầu 

Một niệm biết không lời !

 

9- An trú trong niệm biết 

Dù là niệm có lời

Hay không lời đi nữa 

Cái biết phải rõ ràng!

 

10- Kỹ thuật bài vở lòng 

Của hai từ KHÔNG NÓI 

Không khó nhưng chẳng dể



Miên mật sẽ thành công !

Trong một lần đi bộ buổi sáng, kết hợp thể dục và thiền hành, bất chợt thấy cảnh đẹp, tôi nói ông xã chụp cho mấy kiểu ảnh. Thế là say sưa với mấy tấm hình, tới nhà tôi mới biết mình đã quên thực hành và đã mất chủ đề. Tôi ngồi nhìn lại tâm trong tĩnh lặng và bài thơ bất chợt ra đời.


tháng 6.2020

Đi bằng đường KHÔNG NÓI 

Phong cảnh đẹp vô cùng 

Nơi ấy nhiều hoa bướm 

Nắng ấm và ngàn sao 

 

Chân bước thật nhịp nhàng 

Không trụ vào đâu cả

Thân tâm đều thư giãn 

Con đường ngắn làm sao!

Mắt ngắm nhìn hoa đẹp

Tay nhặt chiếc lá rơi 

Chủ đề liền biến mất 

Con đường xa vời vợi!

 

Tâm ơi đừng phóng nữa

Cho ta được bình an

Trong niệm biết vững vàng 

Trên con đường KHÔNG NÓI 

Cốt lõi của pháp "Không Nói" là "Cái Biết tâm mình đang không nói, không suy nghĩ, không đối thoại thầm lặng", hay như Thầy nói là "không còn càm ràm". Tập "Không Nói" là tập với Cái Biết trong tứ oai nghi.


tháng 6.2020

Em muốn dừng suy nghĩ 

Lời đối thoại lặng thầm

Em thực hành KHÔNG NÓI 

Trong cả tứ oai nghi 

 

Em ĐI bằng CÁI BIẾT 

Đạp lên mọi tính toán

Đang gieo rắc nghiệp chướng 

Đời này và đời sau

Em ĐỨNG bằng CÁI BIẾT 

Để thấy mình bất biến

Giữa dòng đời vạn biến 

Tội lỗi và ưu phiền 

 

Em NẰM bằng CÁI BIẾT 

Như trẻ trong bụng mẹ

Ấm áp và bình an

Trong vòng tay Phật Pháp

Em NGỒI bằng CÁI BIẾT 

Ở trên mọi cảm xúc 

Chỉ còn lại trong em

Tâm Bồ đề tỏa sáng 

 

Em ĐI, ĐỨNG, NẰM, NGỒI

Bằng CÁI BIẾT rõ ràng 

Là Tâm em dừng lại

Trong ngôn hành không động !

Share by: