Sunyata Meditation Sangha Stuttgart


Forum-VN-Chia-Se

14.08.2022

Đây là bài tường trình cho khóa thực tập Pháp "Không nói" từ ngày 5.8 đến ngày 9.8.22 tại thiền viện Schenkenzell của cháu Timo, cháu năm nay được 13 tuổi, đây là lần thứ hai cháu tham dự khóa tu tập thiền này.

Cháu đã bắt đầu tham dự khóa học thiền online cho trẻ em từ tháng 11 năm 2020.


Lần này qua sự trình bày thứ hai này của cháu, chúng ta có thể nhận ra được sự phát triển tâm của cháu, cháu đã hiểu được tại sao mình phải lặp đi lặp lại hai từ Không Nói trong sự biết mình đang nói Không Nói.



bài nguyên văn của Timo

Schenkenzell Meditation 2022 - Warum meditiere ich?



bài dịch sang tiếng Việt:

Schenkenzell - tháng 8 năm 2022


Tại sao tôi lại thiền? 

Với mục đích trở nên bình tĩnh hơn, tập trung hơn và chú ý hơn, tôi cũng đã đến tu viện Schenkenzell vào mùa hè này để nhập thất. Cũng giống như năm ngoái, tôi đã có thể rút ra rất nhiều kinh nghiệm.

Trong thiền viện, người ta chỉ làm việc với hai từ: “Không” và “Nói”. Chắc chúng ta sẽ nghĩ rằng điều này rất dễ dàng - thật sự, chúng ta nói rất nhiều, suy nghĩ ra cả câu trong đầu (giống như con bây giờ) - nhưng rất khó để tâm tập trung ở hai từ này.


Khó khăn hay điểm trở ngại nằm ở sự lặp đi lặp lại liên tục của hai từ này, và điểm quan trọng là giữ cái Biết trong khi chúng ta đang lặp lại hai từ này.


Cái Biết này phải trở thành một thói quen. Nhưng cho đến khi nó có thể trở thành điều này, chúng ta phải thực hành rất nhiều và liên tục lặp lại hai từ này trong cuộc sống hàng ngày.


Kỳ này tôi đã có những thăng trầm trong khi tu tập trong thiền viện, nhưng tôi chắc chắn đã tiến bộ hơn so với năm ngoái.


Nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên là - hầu như khi vừa trở lại cuộc sống hàng ngày - tôi lại bị căng thẳng và cái biết “không nói” này không thể tồn tại lâu. Những suy nghĩ khác cứ đến và sau đó tôi quên không lặp lại hai từ này.


Nhưng tôi sẽ tiếp tục luyện tập! Và tôi có một lý do chính đáng để trở lại thiền viện vào năm sau.


Timo, 14/08/2022



Petra đã theo sinh hoạt với đạo tràng Thiền tánh không đã lâu, trong khóa học tu thiền từ 5.8 đến 9.8.22 tại Schenkenzell, bà đã nhận ra là chính mình phải áp dụng kỷ luật tự giác để thực hành pháp. Đây cũng là do vai trò trí năng tỉnh ngộ hoạt động và làm cho bà nhận ra điều kiện quan trọng này trong sự thực hành thiền để cho có kết quả.


09.08.2022
Chỉ những người chinh phục được chính mình mới chinh phục được những đỉnh núi cao nhất.

Đối với tôi, cảm giác kể từ ngày hôm qua gần giống như là tôi đã chinh phục được ngon núi Kilimanjaro. Giống như trong não có một công tắc được bật lên, tôi đã áp dụng một cách luyện tập mới. Cụ thể là kỷ luật. Thiền rõ ràng chỉ có thể làm được với kỷ luật. Tôi bám vào "Không nói" thật chặc (thật kỷ luật) và không để bất cứ điều gì làm mình bị phân tâm. Có một câu nói trong gia đình chúng tôi: khi tâm bạn đi lạc hoặc khi bị phân tâm từ bên ngoài thì giống như một con chó được thả rông!

Giáo viên dạy yoga người Ấn Độ của tôi nói với tôi rằng kiếp trước chắc tôi là một con chồn đất (chồn meerkat), vì vậy tôi muốn theo dõi mọi thứ và do đó tôi rất dễ bị phân tâm.


Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến các bạn đã cưu mang tôi trong lòng bạn và trong nhóm cho đến nay. Đó là những ngày học rất bổ ích ở nơi tuyệt đẹp này.

Cảm ơn tất cả những người đã góp phần làm cho khóa học thành công, Cô Nhất Như, Thịnh và Phú, Mai, Klaus và người chị hộ thất, những người đã lo cho chúng tôi thật chu đáo.

Xin cảm ơn thật nhiều cho đến khi gặp lại lần sau.

Với lòng thương yêu, Petra




31.10.2021

lời chia sẻ của cô Nhất Như trong khóa tu "thầm nhận biết Không Nói", bên Âu Châu



29.09.2021

Những bài chia sẻ trong khóa online "an trú trong Tỉnh Thức Biết không lời'


Những lời dặn dò của cô Nhất Như



Ngày 8.9.21
Đây là bài tường trình cho khóa nhập thất "đơn niệm biết có lời Không nói" từ ngày 21.8 đến ngày 24.8.21 tại thiền viện Schenkenzell của cháu Timo, cháu năm nay được 12 tuổi, và cháu đã tham dự khóa nhập thất này cùng với mẹ cháu.
Cháu đã bắt đầu tham dự khóa học thiền online cho trẻ em từ tháng 11 năm 2020.
Trước khi tham dự cháu hơi e ngại là cháu sẽ không giữ được vô ngôn trong khoảng thời gian nhập thất. Nhưng khi hiểu rằng vô ngôn với tinh thần tự giác và có nghĩa không nên nói những điều không cần thiết, thì cháu mạnh dạn quyết định tham gia.
Sau khóa học cháu rất vui khi biết mình là người trẻ tuổi nhất đã tham dự khóa nhập thất này!


bài nguyên văn của Timo

https://www.sunyata-bw.de/forum-de-07bfe82c5a


bài dịch sang tiếng Việt:

Schenkenzell - tháng 8 năm 2021
Khi mẹ con và con đến Thiền viện Schenkenzell vào tháng 8 năm nay, chúng con rất hào hứng.
Con rất mong chờ để gặp Ni cô đến từ Hoa Kỳ, và cũng hơi lo sợ rằng con sẽ không thể giữ im lặng (vô ngôn) hay thậm chí phải ngưng khóa học.
Với những nghĩ suy đó mà chúng con đã đến thiền viện bắt đầu khóa 1 của mình vào sáng thứ Bảy. Ở chiếc bàn lớn bên cạnh bếp lò ở lối vào, có rất nhiều người con không hề quen biết. May mắn thay, con và mẹ cũng nhanh chóng nhận ra cô Thịnh và cô Thanh Tâm.
Sau khi được chào đón, cô Thịnh chỉ cho con phòng của mình. Nó nằm ngay đối diện với thiền đường. 10 phút sau khi đã hoàn tất việc sắp đồ vào phòng, khóa học liền được bắt đầu.
Ni cô đón tiếp chúng con tại thiền đường - Ni cô trông rất nghiêm khắc và con rất kính trọng Ni cô. Cô mặc một chiếc áo choàng dài màu nâu và không có tóc trên đầu. Trước mặt cô là một chiếc máy tính dùng để kết nối với những người tham gia khóa học cùng lúc từ khắp nơi trên thế giới qua mạng Zoom.
Cô Thịnh nói rằng con và mẹ con là người Đức duy nhất trong khóa học này, do vậy con và mẹ sẽ nhận được một máy thiết bị dịch thuật đeo vào tai, cô Thịnh sẽ dịch mọi thứ mà Ni cô nói từ tiếng Việt sang tiếng Đức, và con sẽ nghe tiếng Đức qua máy đang được đeo trên tai. Con và mẹ con hơi chút lúng túng khi thấy biết bao nỗ lực như vậy chỉ để dành cho con và mẹ con.
Nhưng điều này cũng cho thấy, điều quan trọng ở Sunyata là làm sao mọi người tham gia đều hài lòng và được thoải mái khi tu tập thiền định.
Và buổi học được bắt đầu: Ni cô bảo tất cả mọi người đứng dậy và bắt đầu thiền hành. Cô gõ chuông theo một nhịp điệu nhất định; tiếng chuông có thanh âm rất cao và trong ngày đầu tiên con thực sự không thể làm quen với nó. Âm thanh này gây cho con một chút khó chịu. Tuy nhiên, sau ngày thứ hai, sự khó chịu này đột nhiên biến mất hoặc trở nên không còn quan trọng nữa.
Sau khoảng 20 phút thiền hành, mọi người tiếp tục ngồi thiền trong gần 40 phút. Sau khi kết thúc thì có 15 phút giải lao, tiếp đến là tập Khí Công cùng với cô Thanh Tâm. Cứ thế lịch trình diễn ra 8-9 lần trong một ngày. Trong thời gian còn lại, mọi thiền sinh được thưởng thức những món ăn nấu rất ngon và đôi khi đi dạo rừng một khoảng thời gian ngắn sau giờ ăn trưa.
Mỗi buổi sáng lúc 6 giờ có một buổi lễ đặc biệt trong Thiền Đường để chào đón Đức Phật. Tuy rằng khá sớm - nhưng con vẫn rất vui vì đã tham gia. Buổi lễ lúc đó có một bầu không khí rất đặc biệt.
Trong 5 ngày, con cũng làm quen với tất cả những quý thiền sinh khác cùng tham gia khoá học. Mặc dù con có cảm thấy rất khó khăn khi giữ vô ngôn trong hai ngày đầu tiên.
Một lần, khi đang ngồi ăn tối bên ngoài, con muốn nói điều gì đó với mẹ, nhưng sau đó con chợt nhớ ra rằng: Con không nên nói bất cứ điều gì không cần thiết! Không nói!
Trong những ngày sau đó, tất cả mọi thiền sinh đã trở thành một nhóm thiền thực sự.
Ni cô cũng không hề nghiêm khắc chút nào, Cô là một người thầy tuyệt vời, một người mà ai cũng sẵn sàng lắng nghe.
Sau tất cả, con thấy khóa học và mọi thứ xung quanh khóa học thật tuyệt vời! Con thực sự thích tu tập thiền định. Con và mẹ con đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt và con cũng đã gặt hái được rất nhiều kiến thức từ các bài giảng buổi tối của cô Thịnh.
Từ tận đáy lòng, mẹ con và con muốn cảm ơn Hội Sunyata một lần nữa vì lòng hiếu khách, sự dịch thuật và tất nhiên vì sự kiên nhẫn đối với chúng con- những người mới bắt đầu tu tập thiền định.
Và con đang suy nghĩ về việc con có thể trở thành một Phật tử....
Timo,


27.08.2021

Bài chia sẻ kinh nghiệm thực hành ngày 27.8.21 của anh Tấn Sỹ, trong khóa “Đơn Niệm Biết Có Lời & Không Lời về KHÔNG NÓI“ (từ thứ Tư 25.08.2021 đến Chủ Nhật 29.08.2021)


Buông hai từ không nói



Kính thưa đại chúng,

Trong quá trình thực hành để đi đến cái biết không lời, chúng ta phải trải qua nhiều lần buông bỏ.

Từ lúc bắt đầu, buông bỏ vọng tưởng suy tư mỗi khi bắt đầu vào lớp thực hành, cho đến mấy ngày nay, quí vị đang thực tập buông hai từ không nói. Vì có nhiều thắc mắc trong việc thực hành mà chúng ta không có nhiều thời gian để làm rõ chữ buông trong lớp thực hành, và đó là nguyên nhân của bài chia sẻ này.

Khởi đầu, khi buông hai từ không nói, ta cần trí năng tỉnh ngộ xem xét mình có rơi lại vào đường mòn ngôn ngữ hay không. Trong đầu có lập lại tiếng „buông“ hay không? Còn lập lại tiếng „buông“ trong đầu là còn lời nói thầm, thì xem như chưa được. Người hướng dẫn thiền phải dùng lời, nhưng người thực hành phải dùng ý, buông bằng ý. Vậy bước đầu tiên xác định là không có chữ „buông“ trong đầu, chỉ có thầm ngưng nói thầm trong đầu, và tự biết trong đầu không còn lời nói nào nữa. Theo con đường thực hành mà Thầy Thiền chủ đã dạy, có nhiều giai đoạn buông trong các tầng thiền tiếp theo, buông lời, buông thân, buông tâm…đi vào vô trụ. Ở đây chúng ta chỉ làm rõ nghĩa buông lời, buông ngôn ngữ, buông lời nói thầm trong đầu.

Buông là một sự khởi ý của trí năng để ngừng tiếng nói trong đầu. Ngay giai đoạn này là một trạng thái biết mình không có lời nói thầm. Nhưng trong giai đoạn đầu, ý thức vẫn còn đang theo dõi để kiểm tra mình có làm có đúng hay không và khởi lên ý nghĩ: 

„Buông rồi, đây là trạng thái yên lặng“, 

„Biết không lời là đây“, 

„Mình làm đúng chưa ?“

„Đây có phải là định hay không ?“…vv 

Đây là sự dò xét của thông thường theo thói quen cũ của ý thức. Khởi đầu chúng ta sẽ lẩn quẩn trong ngôn ngữ vài ngày. Chuyện bình thường của người bình thường, không phải lo, sau đó sẽ từ lần thuần thục. Chúng ta cần phải nhận ra trong giai đoạn đầu, ngôn ngữ còn sót lại để xem kết quả mình thực hành. Vui vẻ chấp nhận, đây là quán tính cũ của trí não, mới bắt đầu là như thế, nhận ra và biết như thế, tiếp tục hai từ không nói, biết mình đang nói rồi lại buông, biết mình không nói.

Trong giai đoạn này, việc thực hành xuất phát từ trí năng tỉnh ngộ và dùng ý để buông. Phải thực tập buông nhiều lần, nhiều ngày, để đưa cái buông từ ý thức đi vào nhận thức. Nhờ vào sự thúc đẩy của trí năng tỉnh ngộ, liên tục thực hành, bấy giờ sự buông mới chuyển qua nhận thức không lời được. Đi đến chỗ nhận thức được thành lập vững chắc, thì chỉ cần một niệm buông thì rơi vào ngay khoảng yên lặng, chỉ còn cái biết của tánh giác. Nhưng cái biết của tánh giác chưa có đủ năng lực để duy được lâu! Và nếu không duy trì sự có mặt của cái biết thì ý thức sẽ nhảy vào tuyên bố „đây là cái biết không lời“. Vậy là trở lại, làm lại từ đầu. Do đó hai từ „không nói“ phải được lập đi lập lại để ý thức không có cơ hội xen vào. Nếu suy nghĩ không chen vào được, như vậy thì xem như là chúng ta thực hành đúng khớp. Phải thực hành cho đến khi quán tính yên lặng trong đầu được thành lập vững chắc.

Tóm tắt : Buông là một tín hiệu dùng ý tắt tầm. Không chỉ buông hai từ không nói, mà buông tất cả những gì xót lại trong đầu chúng ta. Buông… buông liền ngay đó, không nắm bắt, chỉ còn lại duy nhất một cái biết thầm lặng. Khởi ý buông là điểm mé cuối cùng để cái đang biết đi vào khoảng trống vô ngôn.

Mong được chia sẻ để quí vị không rơi vào tình trạng đi quẩn quanh trong ngôn ngữ mà không thoát ra được. Đọc xong liền buông, chỉ là ngôn ngữ, giữ ý là được.



31.05.2021

bai chia se sau lop nhap that 21.5 den 30.5 



Kính thưa cô,

 

Hôm nay MG xin trình lên cô những khó khăn, những bước lùi cũng như những bước tiến trong quá trình tu tập của mình từ sau khoá nhập thất trước vào tháng 12 năm ngoái. Nói chung thì sau mỗi khoá nhập thất thì tiến trình tâm của MG lại có 1 bước tiến lên, khoá vừa rồi cũng là như vậy.

 

Nhưng khoảng 1 tháng sau, vào tháng giêng năm nay, thì nó lại là 1 bước lùi. MG đã không thể tu tập vì những vọng tưởng cứ nổi lên trong các thời thiền. Một vị trách nhiệm thiền ở Pháp bảo MG phải tiếp tục chạm răng không nói. Một bạn thiền khác cùng khoá tu này lại nhận thấy "lúc này anh thư giản ít hơn mấy tháng trước , nên anh cảm thấy không tiến tới ! Anh nhớ thư giản nhiều hơn , anh sẽ có sự vi diệu của pháp".



Thì ra đúng là những nhân duyên tri kiến thế gian đã làm MG trì trệ, thậm chí còn thụt lùi, tâm chẳng mấy khi an.

 

Quyết định thứ nhất của MG là từ bỏ những ràng buộc không cần thiết này, chỉ giữ lại những quan hệ tối thiểu và cần thiết.

 

Quyết định thứ hai là tập trở lại tất cả các bước : nói ra lời KN, nói thầm KN, buông và khởi ý KN...

Và như thế tâm dần an trở lại, việc tu tập có trở lại bình thường.

Nhưng quá trình tâm cũng chưa có được tiến bộ đáng kể, dù vẫn thiền hành, thiền tọa đều đặn hàng ngày.

Bước ngoặt chỉ xảy đến trước khoá NT này vài hôm : do không hài lòng với sự dẫm chân tại chỗ, một hôm trong lúc thiền hành MG đã nói ra lời hai từ KN hơi to, có phần gằn gằn trong cổ họng "KHÔNG ... NÓI !!!" Và sau đó là phần nói thầm KN và chạm răng như mọi khi, nhưng kỳ diệu thay, lần này niệm biết KN hiện lên rất là rõ ràng, thậm chí có một chút xung động phát ra từ hàm răng dội ngược lên đỉnh đầu.

 

Và như thế MG tiếp tục chạm răng KN, tiếp tục cảm nhận rõ ràng sự có mặt của niệm biết, cho đến khi buông hai từ KN và trong suốt thời gian buông.

 

Cái biết KN này vẫn luôn hiện hữu, mỗi lần chạm răng KN (mà không nói gì trong đầu nữa), thì nó lại hiện 1 cách rất rõ ràng. Đồng thời thân tâm càng lúc càng thư giãn, MG cảm nhận được những tác động tích cực của việc hành thiền của mình lên hệ đối giao cảm thần kinh.

 

Và như thế tâm vẫn tiếp tục im lặng không nói, thân được khinh an, thời thiền trôi qua nhanh và không còn bị vọng tưởng thường xuyên tới quấy nhiễu nữa.

 

Những lần thiền sau của khoá NT, MG vẫn giữ những "chiêu thức" này để hành thiền : thân thư giãn, tâm yên lặng, niệm biết KN hiện lên rõ ràng, và sau đó là nhẹ nhàng liên tục chậm rãi chạm răng không nói để duy trì trạng thái tâm không lời này cho tới cuối thời thiền.

 

Một điều đáng mừng nữa là MG cũng bắt đầu nhận ra rõ ràng niệm biết KN này trong đi đứng nằm ngồi. Và khi chạm răng khởi ý thì niệm biết ấy lại được gợi lên và duy trì như lúc ngồi thiền.

 

Qua 1 bước tiến trong quá trình tu tập tâm linh được cảm nhận và củng cố qua khoá NT này, MG nhận thấy mình vẫn cần phải miên mật hơn nữa ở mọi nơi mọi lúc để những kết quả bước đầu này ngày càng vững chắc, để ngày càng đi xa hơn trên con đường tu tập với pháp KN của Thầy Thiền Chủ, với sự hướng dẫn tận tâm của cô NN, sự tận tình của các bạn trong BTC, cùng sự đồng hành của các bạn thiền sinh ở khắp nơi xa gần.

 

Xin được phép mượn những câu sau đây trong bài thơ "Nhớ Thầy" của anh Thanh Long Nguyễn Viết Danh ở Washington DC để tri ân Thầy, để tặng Cô, BTC khoá tu online, và các bạn :

"... Hai từ “Không Nói” là Thầy trong ta
Năm châu bốn biển cũng là bà con
Trong đại gia đình Tánh Không muôn thuở
Giờ tiễn biệt khi kẻ ở người đi
Tà dương lưu lại chút gì vấn vương
Con tiễn Thầy như tiễn đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương bất diệt...
Thiền sinh nhớ Thầy càng thương càng tiếc!
Nhớ trăng xưa có khi khuyết khi tròn
Hoa Đàm dù rụng vẫn còn... dư hương...!"


Kính thư,
Marc Giang


(xin bấm vào link trên để xem bài "Nhớ Thầy" của anh Marc Giang)


30.05.2021

 

các bài chia sẻ trong ngày bế giảng lớp TNB KN

(xin bấm vào các audio dưới đây để nghe lời chia sẻ)




18.03.2021

 

Thưa Cô , con viết gửi Cô cảm nghĩ của con , con đi chưa đúng thì Cô dắt con đi lại Cô nhé ,

Trong quá trình tu tập Cô thường hay nói “Nhân duyên mỗi người mỗi khác nhau “, nhưng cô dắt tay từng người ân cần, miên mật, giải thích chia sẻ rõ ràng , dõi theo tiến trình tu tập của mỗi Thiền Sinh.
Hai từ “KN “ khi nghe rất đơn sơ nhưng khi Biết rồi thì vô cùng Vi Diệu . Hai từ “KN” không tướng , không màu sắc , không mùi vị ... nhưng khi hai từ “ KN” hiện hữu trong Tâm ta rõ ràng liên tục , mọi lúc, mọi nơi thì trí tuệ tâm linh tự bật sáng . Không cần cố gắng nhưng sẽ thấy mọi việc trên thế gian một cách rất rõ ràng như vốn dĩ là vậy ( sự hiện hữu bản thể tự nhiên của thế gian) hay còn gọi là :Thấy Như Thực “...
HK


22.08.2020

 

Thưa cô Nhất Như, con là MN, con xin phép chia sẻ một số điều về việc bản thân con sau những buổi học Thiền con tham dự như thế này ạ: 

 

Con thấy học Thiền quả thật gian nan quá! Con có cảm tưởng như mình đang trèo lên một cây bạch đàn trơn tuột, cứ leo lên được một khúc thì lại tụt xuống, leo lên rồi lại tụt xuống. Nhưng con vẫn mừng là mỗi lần bị tụt xuống như vậy thì mình vẫn tụt ở mức cao hơn lần trước! (con xin an ủi bản thân tí ạ). 

 

Con nói như vậy vì đã có những lúc con thấy mình học rất tốt. Buông được chữ không nói và ở trong niệm biết mình đang không nói, dù là não nói thầm từ không nói rồi buông hay chỉ chạm răng với ý không nói. Thỉnh thoảng con cũng cảm nhận được sự vui vẻ, thỏa mái từ tận trong tâm, mỗi khi kết thúc buổi học Thiền. Nhưng đó là những lúc con đang “ trèo lên” thôi ạ. Và những lúc bị “tụt xuống” thì cũng vật vã không kém chút nào. Những lúc như vậy, Niệm cứ nhảy vào ào ào, nó dụ dỗ con, khích bác để làm con thấy nản, nó còn bảo hay là cách này không hợp với mình... Con chuyển hết từ trạng thái băn khoăn sang hoài nghi thậm chí hơi nản, nhưng may mắn là ý định muốn học Thiền vẫn còn rất vững. Con quay lại tìm nguyên nhân của những việc này, và như Cô đã nói, con biết cái nền tảng của mình chưa vững chắc, lại thêm bản thân dùng cách “lấy đá đè cỏ”, cố ý đè cái Niệm xuống nên mới thành ra như vậy. Con biết bản thân con không quá có mong muốn phải học thành ngay, bởi con thậm chí xác định rằng có thể dành cả năm, chỉ để học những bước căn bản của lớp 1. Điều con mong muốn là dừng được suy nghĩ, con muốn tìm được cái Tâm bình yên như mục đích lúc tham gia học lớp Thiền này với Cô. Cái tâm phàm phu của mình đúng là làm cho mình thật khổ sở.

 

 Vì vậy, con đã quay lại những kỹ thuật căn bản của lớp 1, nói từ “không nói” ra lời và nghe lời mình nói. Con cũng dùng cả kỹ thuật của lớp 2.1 là chạm răng và não nói thầm không nói, hoặc kỹ thuật chạm răng với ý không nói của lớp 2.2 những khi con có thể áp dụng. Trong tuần cuối của tháng 8 này, con thậm chí mở camera mỗi lúc ngồi Thiền trong lớp học với cô. Mục đích là để nhắc nhở bản thân là Cô đang nhìn đó - học cho miên mật! (dù không biết Cô có nhìn thật không). Và cách này đúng là cũng khiến con phải miên mật hơn thật trong mỗi buổi học với Cô, vì ít nhất là không dám... buồn ngủ! 

Con chia sẻ những điều trên với Cô chỉ để mong Cô hiểu là dù con đang đánh vật với cái Tâm phàm phu của mình, nhưng con sẽ cố gắng theo Cô để học Thiền. Đi theo không nổi thì bò, bò cũng không xong thì lết, vì con thực sự muốn dừng được những suy nghĩ ta bà trong đầu mình và tìm được sự yên bình, vui vẻ trong tâm. Con kính phục và ngưỡng mộ những bậc tu hành như Cô, và các cô chú nhập được Thiền Định lắm. Bản thân con không biết bao giờ mới Định được nhưng con sẽ vẫn học và sẽ vẫn vui vẻ mà tự an ủi bản thân với mỗi bước đi của mình. 

 

Cảm ơn Cô đã hướng dẫn và cảm ơn Trời Phật đã cho con nhân duyên được gặp Cô. Con cũng cảm ơn Ban Tổ Chức, cô Minh Triệt, cô Minh Tuyền, chú Quang Trí, cô Minh Lai, cô Thanh Tâm đã tổ chức khoá học và có những bài giảng, bài chia sẻ giúp đỡ các Thiền sinh. Con chỉ mong khoá học Online này sẽ được tồn tại lâu dài để con có cơ hội được theo Cô học tiếp. 

 

Xin cảm ơn Cô và Ban Tổ Chức

MN



26.02.2021


Những bài chia sẻ trong ngày bế giảng lớp 2.2

(Xin bấm vào tên của các anh chị dưới đây để được nghe sự chia sẻ)

26.02.2021 - Những bài chia sẻ trong ngày bế giảng lớp 2.2

Nhật ký chia sẻ với người bạn


23.02.21,

Sáng nay, khi thức dậy, "ngộ" được 2 từ Nghệ Thuật của bài hôm qua: Nghệ Thuật huấn luyện tế bào não, chớ không là Kỷ Thuật.  


Và mình nhận luôn rằng cuộc Sống của mình dính rất nhiều với Kỷ Thuật: sắp xếp, tính toán, tính toán cho tương lai,... và mình không sống vì mình, rất ít khi thảnh thơi, thư giản, sống cho mình, trừ những lúc làm vườn, vẽ. Và mình nhận thấy rằng Sống là cả một Nghệ Thuật. Sống bây giờ và ở đây, sống Hạnh Phúc, sống Hài Hoà.


Thư giãn, thanh thản, chậm rải, nhẹ nhàng, tỉnh thức là những điểm cần phải tập từng bước một. Thư giãn là ngưỡng cửa đầu tiên phải vượt qua.


 Đã loanh quanh với Thiền cũng từ 2011, mình bắt đầu từ pháp khác và tập không đúng (không có sự hướng dẩn thường xuyên) nên si định và đì thân khi tập. Đúng hơn là mình hiểu không rổ nên tập với nhiều cố gắng, tập trung. Vì mình lúc đó có được một ít kết quả: hoạt hoá (thân) và thư giãn sau khi thiền nên mình vẫn tiếp tục thiền (si định) theo pháp đó.


Bây giờ, mình có may mắn có Thiền on-line để tập Pháp Không Nói với sự hướng dẫn liên tục của cô Nhất Như.



24.2.21

Hôm qua "ngộ" 2 từ Nghệ Thuật là vì mình "cảm" được 2 từ này với sự Huấn luyện tế bào não vì khi tập 2 từ KN mình phải tập với các tĩnh từ mà cô và Minh Tuyền luôn nhắc. Các tĩnh từ đó là những nốt nhạc không thể thiếu được trong Pháp KN và mỗi tĩnh từ đều quan trọng nhất là Thư giãn và Tỉnh Thức. Tất nhiên, Kỷ Thuật nhuần nhuyễn, thấm vào ký ức rồi và mình không còn để ý đến cách sử dụng nữa khi đó mình sẽ dùng 2 từ KN như là "Nghệ Thuật" như chơi một bản nhạc mà mình thuộc, cảm rồi thì mới có tâm hồn.

19.02.2021


Vài hàng trình Cô


Trong mấy tuần qua, tuy không có thực tập với Cô nhưng Nhất Hoà vẫn thực tập mỗi buổi sáng, đi thiền hành và tọa thiền theo thủ tục của Cô và trong ngày thường xuyên chạm răng an trú trong trang thái KN. Nhờ vậy, NH đã nhận ra có nhiều tiến bộ. 


NH chỉ cần chạm rằng thật nhẹ là tráng thái KN liền hiện trong đầu và sau đó tiếp tục CR chậm rãi thì cái biết càng làm càng rõ ra, tâm càng nhẹ nhàng, thân cũng nhẹ lần đến không còn có cảm thọ hay cảm giác về thân nửa. NH tiếp tục vừa CR vừa buông xã. NH nhận ra là nếu mình buông hết thì:

"Đâu còn chi nữa mà đem nói

Ý bặt, lời không, óc rỗng rang"


NH rất mừng là đã nhận ra được tâm trống rỗng của mình và an trú được liên tục trong đó trong mỗi thời thiền hay trong ngày. Dĩ nhiên, lâu lâu cũng có niệm nổi lên, nhắc mình chưa làm điều gì đó hay có việc gì đó, nhưng NH chỉ cần nhận biết có niệm lên và trở về chủ đề CR và an trú tiếp tục. Càng ngày, càng ít niệm nổi lên.


Vài hàng để trình Cô và để tri ân pháp Không Nói tuyệt vời của Thầy và tài hướng dẫn hữu hiệu của Cô. Nếu không có lớp online này chắc chắn NH sẽ không có tiến bộ nhanh như vậy.


Nhất Hoà

24.12.2020


Kính thưa cô, cùng quí anh chị,


lời đầu tiên xin chúc Ni cô được tròn ước nguyện, hoằng thừa Chánh pháp, đạo quả viên thành. Tất cả các anh chị thiền sinh khắp nơi, một mùa giáng sinh, thật nhiều hạnh phúc, thành tựu từng giai đoạn trên con đường trở về căn nhà tâm linh của mình.


Kính thưa các anh chi, con đường tu tập của chúng ta còn dài, mỗi một giai đoạn thực tập đều phải cần thông hiểu rõ ràng, pháp học và pháp hành, để cuối cùng cất vào trong nhận thức.


Cho phép chúng con có vài lời cảm nghĩ đến Thầy, cô Nhất Như, thật là nhân duyên kỳ ngộ, trên đường tu tập gặp rất nhiều khó khăn, bế tắt, MC nghỉ rằng chắc suốt cuộc đời này mình sẽ không biết được, và giáp mặt bản lai diện mục (Tánh Giác) của mình là gì.


Cuối cùng cũng gặp được pháp môn “KHÔNG NÓI“ của Thầy, thật là kỳ diệu đây là chìa khoá để buông bỏ giáo pháp, buông bỏ ngủ uẩn. Và đến chỗ này chúng ta mới thật sự bước vào được căn nhà tâm linh của mình. Nhân dịp giỗ đầu tiên của Thầy, chúng con xin thành kính nói lên hạnh biết ơn, và có vài cảm nhận trên con đường tu tập của mình xin chia sẻ cùng Ni cô và các bạn.


MC xin chia sẻ bài “Tạ ơn Thầy Cô “.

Bài này MC đã trình bày cho Thầy nghe và kể từng chi tiết gói gọn ở bên trong, lúc xoa bóp cho Thầy. 


        Tạ ơn.


Pháp môn “Không Nói" đã in sâu (nhận thức biết)

Lời dạy Thầy Cô rất nhiệm mầu 

Khi xưa chưa hiểu nhiều nghi vấn 

Thông xuốt hôm nay chẳng một lời 

Bao năm tìm kiếm giờ buông hết 

Chim hót trên cành Xuân nở hoa 

Những tưởng đời này không gặp lại 

Gặp lại nhau rồi tỉnh cỏn mê. 


Xin thành kính tạ ơn Thầy Cô, tất cả thiện hữu tri thức, tất cả các anh chị cùng mái nhà Thiền Tanhkhong, thật nhiều sức khỏe, đạo quả viên thành.


Nay kính

Minh Chánh, Như Thanh.

11. 12. 2020

cảm nghĩ sau 10 ngày nhập thất

 

 

Mô Phật,

kính gửi Cô Nhất Như

Kính gửi các cô chú anh chị trong ban tổ chức


Con nói không hay, nên con xin được viết thư này nói lên cảm nghỉ của con suốt 10 ngày qua tu học. Con nghỉ gì viết nấy, có gì không đúng xin Cô và tất cả các cô chú anh chị bỏ qua cho con.

 

Trước hết, Con xin thành tâm cảm niệm công đức của cô đã từ bi cho con theo học online suốt thời gian qua. khi học ké những lớp Âu Châu, con đã nghe các cô chú tu học lâu chia sẽ kinh nghiệm, những bài học vô cùng quý giá mà con chưa bao được học. Ngoài ra, con được Cô chỉ dạy nhắc nhở mỗi ngày, được thực hành miên mật, được Cô uống nắn, cắt tỉa mỗi ngày, con thấy con có tiến bộ rất nhiều.

....

 

Trong 10 ngày nhập thất này, con đã chiến đấu với bản thân con rất nhiều. Trước hết, là phải thu xếp công việc ở chổ làm, rồi lựa lúc boss vui để xin nghỉ, may mắn cho con, chủ cho nghỉ. rồi giao kèo với cả nhà, con không có làm gì hết trong mấy ngày này, cũng may cho con, cả nhà đều không im lặng tán thành hổ trợ cho con.

 

Một tuần con chỉ làm 3 ngày thôi, thứ năm con dành ngày nghỉ để dọn dẹp nhà và làm những việc cá nhân cần làm, thứ sáu con dàng ngày nghỉ để tự tu học, thứ bảy chủ nhật còn để dành cho chùa buổi sáng đến trưa, cho nên con chỉ xin nghỉ làm bốn ngày thôi, tuy con không được trả lương mấy ngày nghỉ, nhưng ngược lại con đã có một tài sản lớn từ lớp online rồi

 

con vô cùng biết ơn chư Phật chư Bồ tát gia hộ cho cho con được thuận duyên tu học trong 10 ngày qua, kinh Địa Tạng thật linh nghiệm 

 

  • Ngày đầu tiên nhập thất, con nhận ra là hai thói quen xấu của con. điều thứ nhất là ở chổ làm, cách mấy tiếng là lấy bánh trái ăn vặt, vì thế tập hư cho cái tính ăn phi thời, bao tử làm việc hoài không tốt, điều thứ hai là mỗi khi rảnh con thường lên mạng tìm tòi học hỏi thêm, như nấu ăn, hay nghe pháp v.v. cho nên trong ngày đầu tiên này, vào giờ nghỉ ngơi tự nhiên con nghỉ tới mở máy lên mạng, con chợt nhớ lại, con đang nhập thất mà, nhớ tới kỷ luật tự giác nên không mở máy, cũng như không ăn vặt
  •  Ngày thứ hai, con cảm thấy con có cố găng vì muốn khém mình vào thời khóa biểu thực hành thiền, nên hơi bị mệt cho ngày thứ 3
  •  Ngày thứ 3 tiếp tục phấn đấu, nhận được thọ ở thân, được Cô chỉ dạy vẫn phải kiên trì giữ chủ đề liên tục cho được vững chắc.
  •  Ngày thứ 4 & 5, con gặp chướng ngại, bị duyên bên ngoài lôi, con được Cô dạy bớt nhân duyên bên ngoài mới tu định được. con hiểu được là con chưa biết cách dứt khoát, trong não còn nói.
  •  Ngày thứ 6, được Cô giải mã cho về bớt nhân duyên thế gian. con chỉ hiểu đơn giãn, cắt bớt nhân duyên thế gian như bớt giao thiệp bên ngoài ăn chơi, xem tin tức, nói chuyện thị phi...khi được Cô dạy về niệm, ký ức xúc cảm, cô nói một câu làm con giật mình tỉnh lại, "chúng ta thường ăn kỷ cho thân, nhưng ăn tràn lan cho tâm (thức thực). Không có trật tự cho bộ nhớ. dạ, con nhận ra, con có làm như vậy. Con được Cô cho con thí du và chỉ cách cho ứng sử dứt khoát, không dây dưa đùa giỡn với Tầm và Tứ. Được Cô Nhất Như chỉ dạy tập KN miên mật, tự nhiên sẽ có cach giải quyết nhấn đề đâu vào đó. Tự sáng, có huệ biết đặt từ bi đúng chổ.
  •  ngày thứ 7, con tập tốt, có rất nhiều niềm vui diễn ra, trình với Cô rồi được Cô dạy, giữ tâm trung đạo, không được để niềm vui lôi đi, còn buồn vui là còn nói trong não.
  •  Ngày thứ 8 & 9, con tập tâm được yên nhẹ nhàng, vì đã quen, không còn có cố gắng, lại được Cô đọc cho nghe tiến trình Đức Phật tu chứng, hai bài kệ của Sư Ông, Cô dạy con biết "Xả Ly" buông cả những hỷ lạc đang có, giữ tâm cho thật vững chắc.
  •  Ngày thứ 10, vì là ngày chót nên con tận dụng hết thời gian tu học. Được nghe những lời chia sẽ trong lớp rất hay, được nghe Cô chỉ dạy rất sâu sắc.


Dạ, thân tâm con rất an lạc, có những thành viên trong nhà con thấy con thiền, họ cũng âm thầm thiền theo. con nghiệm ra thêm một điều thân giáo rất quan trọng. vì lúc trước con cứ khuyên cả nhà tu hoài mà không được.

 

Thật là phước duyên nhiều đời cho con được Cô chỉ dạy, vì lùc trước ham tu thiền, có tìm sách học rồi bị hù "tẩu hỏa nhập ma" con tìm hoài, cầu nguyện mãi nhưng vẫn không tìm được con đường vào định. cho đến nhân duyên bệnh dịch, rồi được giới thiệu vào lớp học của Cô. vì được ở nhà an ổn thực hành, con thấy con có tiến bộ. Xin phép Cô cho con học tiếp nhập thất 5 ngày vào cuối tháng này.

...
 

Mô Phật


14.09.2020

Thư trình Cô tháng 8-2020



Kính thưa Cô Nhất Như,


Từ khi theo dự các lớp tu học thiền online do Cô Nhất Như hướng dẩn, con nhận thấy mỗi ngày tiến trình tâm thay đổi, những lời nói thầm rất ít đến trong tứ oai nghi, khi tọa thiền lại càng có ỉt hơn và niệm biết tự động lên cho mình biết rỏ ràng tâm mình (không cần giữ hoặc gợi lên nữa).


Mãn khóa thiền tháng 8 cô cho nghĩ vài ngày con không tọa thiền con cố tình thử xem những gì mình tu học theo cô nó còn tồn tại trong con không? Con thư giãn buông xã chỉ thực hành an trú trong niệm biết không có lời nói trong đầu và chạm răng nhẹ gợi ý biết không nói trong 4 oai nghi.


Hôm 7-9-2020 khoá tu trở lại con tọa thiền theo cô, con nhận thấy tâm thư giản nói 2 từ Không Nói (KN) chậm rãi sau lời nói thì niệm biết lên tự động trong đầu và thời gian thiền đi qua thật nhanh. Niệm biết luôn hiện lên rỏ lúc tâm có lời không nói, lúc tâm không có lời KN, tĩnh thức hơn khi chạm khẽ răng gợi ý không nói.


Tiến trình thực hành thấy nhịp nhàng, chậm chạp, khởi ý chạm răng như nhép nhẹ tâm an trú trong niệm biết không lời.


Ngày 7-9-2020 mở đầu khoá 2.1 chị MT có hướng dẩn tâm của thiền sinh lớp 1, lớp 2.1 và lớp 2.2 cũng chỉ có nói ra lời 2 từ Không Nói, thiền sinh cứ thấy nói không nói hoài... muốn lên lớp... ngay lúc chị MT giảng con đã ngộ ra và chính đây là động lực con viết thư này trình cô.



Tiến trình tâm theo 2 từ Không Nói.


Lúc đầu tiên khi thực hành Pháp Không Nói, con nói ra lời liên tục giai đoạn này 2 từ KN như là 1 hàng rào để không có lời nào khác chen vào được, tâm im im, có cảm giác hỉ lạc, hoạt hóa, rồi buồn ngũ, cô lại nhắc nói KN nghe tiếng mình nói và giữ cái biết có lời 2 từ KN trong nảo, khi nhớ giữ cái biết thì tỉnh ngũ khi quên là gục liền, giai đoạn này phải kiên trì, tâm phàm phu kéo thân giải đãi. Thiền tọa mỗi ngày miên mật và trong 4 oai nghi luôn thực tập. Đúng như HT Thich Thông Triệt dã dạy KN là dùng tầm tắt tứ. Con luôn xoay nhìn vào tâm mình để giữ cho vọng niệm không lên nhưng niệm cứ xẹt ra liên tục. Nếu không có trí năng tĩnh ngộ và niềm tin tuyệt đối 2 từ KN sẽ đưa mình tiến sâu vào vùng tánh giác thì con cũng nãn, thối bồ đề tâm. Nhờ cô mở 4 lớp trong ngày con cứ tập đi tập lại rồi cũng quen, ngang đây lậu hoặc được bào mòn dần, không còn muốn nói nhiều, tri kiến thế gian không còn hấp dẩn nữa.


Giai đoạn thứ hai cô hướng dần chạm răng nói thầm Không hở răng ra nói thầm Nói. Giai đoạn này rất gam go mới lạ ở chổ chạm răng, và nói thầm thấy êm êm lại càng dễ buồn ngũ, con phải chạm răng liên tục và giữ cái biết có lời 2 từ Không Nói trong nảo liên tục (dù chỉ là lời nói thầm, ngang đây con nhớ đến bài 2 sắc thái biết khi một suy nghĩ đến là một lời nói = biết có lời). Khi thiền con phải làm 3 chuyện:

  1. chạm răng
  2. nói thầm 2 từ Không Nói
  3. giữ cái biết có lời nói 2 từ KN


Tuy lung tung nhưng thực tập mỗi ngày theo cô dần dần thực hành thuần thục = nhận thức thủ tục, trong thời gian này con nhận thấy từ từ mình thay đổi không mong cầu gì nữa trong cuộc đời... nên tham, sân, si giãm nhiều, chỉ đề thời gian tập KN do đó mọi việc thế gian chung quanh rơi rụng hết.


Trong thời thiền dù có 2 từ KN nhưng tâm yên, có hỉ lạc. Ngang đây con nhận ra 2 từ KN là phương tiện chận đường mòn ngôn ngữ, không còn nói thầm nữa.


Giai đoạn 3 cô bảo buông 2 từ KN, lúc này trong đầu trống chỉ còn niệm biết không có nói 2 từ KN nữa = niệm biết không lời. An trú trong niệm biết không lời.


Giai đoạn 4 cô bảo vẩn trong niệm biết không lời, chạm khẽ răng gợi nhẹ ý 2 từ KN mà trong đầu vần không có lời nói KN. Ngang đây con nhận ra 2 từ KN = mệnh lệnh không nói thầm trong não nữa = trạng thái không lời. Tâm rỗng rang thuần tịnh.


2 từ KN trong tháng 4-2020 lớp đầu tiên thiền online và 2 từ KN trong lớp tháng 9-2020 trong tâm con không còn giống nhau nữa, nếu bạn nào nói chỉ dạy có 2 từ KN hoài không thấy có gì mới thì con xin trả lời như chị MT nói có khác và tâm có thay đổi.


Thật khó khi trình bày, con sợ từ diển tả lũng cũng, con không rò có điều gì trong thực hành của con sai! Kính mong cô và chị Minh Tuyền chỉ dẫn thêm.


Con cúi đầu đãnh lễ thầy người cả đời tìm kiếm Pháp Không Nói.


Con xin đa tạ cô Nhất Như, và ban tổ chức mấy tháng qua đã cho con nhận được món quà vô giá.


27.08.2020

bài chia sẻ của chị NA

 

Kính gởi cô Nhất Như bài trình kinh nghiệm của con sau khóa chuyên tu 4 ngày (27/8/20).

 

Kính thưa cô Nhất Như,

Thật không biết nói sao cho hết sự tri ân và cảm phục Cô đã tận tụy suốt đêm giúp cho thiền sinh mau chóng đạt được kết quả tốt.

Riêng phần con, đã nhờ Cô thúc đẩy sự miên mật hành trì, Úc châu lại được may mắn học được cả sáng lẫn chiều, nên 2 giờ cuối cùng của khóa tu đã theo kịp Cô hướng dẫn: 

  • Giữ 1 dòng biết (trong khi nói thầm)
  • An trú rất lâu trong niệm biết không có lời nói
  • Và khởi ý

Về khởi ý, thật ra con chỉ biết chạm răng đều đều và biết trong não không có lời nói. Đặc biệt là mỗi khi có niệm khác xen vô thì sự chạm răng cắt đứt niệm ấy giữa chừng, làm cho "lời nói" không trọn câu. Hiện tại, đối với con, chạm răng là cắt đứt ngôn ngữ.

Thỉnh thoảng, con cũng liên kết được: Chạm răng là bảo trong não không nói. Con hiểu, như vậy là mình chận được não trước khi nó nói. Sẽ tập nhiều lần để được thuần thục.

Đối với con, đây là 1 bước tiến quan trọng của chính mình. Từ 1 cái tâm luôn luôn mù mịt, không biết khởi ý làm sao; nay đã thấy cái tâm biết nghe lời lặng im, và cái ý bảo Không Nói rõ ràng. Tâm đã biết "an trú" và dục lậu cũng giảm bớt. Trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Trong tuần lễ nghỉ học, con sẽ tiếp tục hành trì để giữ vững bước tiến của mình, kẻo uổng công Cô đã hy sinh 4 đêm không ngủ dồi mài cho thiền sinh.

Kính thư,


Cảm nhận - của một thiền sinh

 

Kinh thưa cô Nhất Như

 

Hôm nay một lần nữa tôi lại phiền cô nhận xét giùm 2 cảm nhận của tôi:

1.  Ngoài giờ tọa thiền theo hướng dẫn của cô. Tôi cũng tọa thiền thêm để cảm nhận riêng mình, Nên có nhận xét như sau:

Bước đầu tọa thiền hiện nay tôi thường thư giãn như cô chỉ dạy và đồng thời cũng thư giãn theo khí công do cô Thanh Tâm chỉ dạy, nên lúc này tôi tọa thiền cũng có một vài tiến bộ và cảm nhận như sau:

Khi bắt đầu vào ngồi sau khi kinh hành và ngồi lại tôi thường nói thầm không nói và sau đó khi buông tôi thường ở trong trạng thái không có nói thầm,Đây là một trạng thái nhẹ nhàng im lặng vọng niệm vẫn có nhưng chỉ thoạt đến thoạt đi không cần chú ý. tiếp theo là tôi dùng chạm răng và không nói một lúc khoảng vài động tác chạm răng để tiến đến an trú thì tôi qua một vài thời thiền cảm ngộ được đây mới là trạng thái Biết rõ ràng mà hoàn toàn không có lời nói thầm khác với trạng thái buông. Cô cho tôi hỏi cảm nhận đó có đúng không?

 

2.  Trước đây tôi hầu như chưa biết gì đến chạm răng. Từ tháng 5 tôi tham gia khóa thiền lớp 2.1 và dự thính 2.2 mới biết đến chạm răng, và đến nay căn cứ theo lời cô chỉ, tôi mới cảm nhận được phương pháp cô chỉ là;

  • Lớp 2.1 cô chỉ dẫn từ niệm ra lời , niệm thầm, đến buông để chúng tôi cảm nhận được trạng thái tâm im lặng không có lời tuy nhiên vẫn còn thỉnh thoảng có lời. Và nếu có ai cố gắng hiểu và hành được điều mà cô chỉ này, thì thật là rất quý, vì tôi đã mất hết gần 2 năm vẫn loay quay khi đến khóa thiền này mới hiểu ra được thật dễ dàng làm sao!!
  • Nhưng đến lớp này 2.2 cô chỉ cho từ niệm thầm, đến buông, rồi chạm răng, rồi an trú để chúng tối cảm nhận được trạng thái biết rõ ràng mà hoàn toàn không có lời nói thầm.

 

Xin cô cho tôi biết cảm nhận này đúng không?

Xin chúc cô sức khỏe.


Share by: